Những vấn đề bất thường cần lưu ý trong chu kỳ kinh nguyệt.
Những vấn đề liên quan đến kinh nguyệt phổ biến nhất là vô kinh, Thống kinh, lạc nội mạc tử cung, và hội chứng tiền kinh nguyệt. Hội chứng sốc nhiễm độc là một tình trạng nghiêm trọng gây ra bởi việc sử dụng quá lâu hay sử dụng sai băng vệ sinh, đặc biệt là các loại siêu thấm.
Vô kinh.
Từ thuật ngữ để chỉ việc không có kinh nguyệt là vô kinh, hiện tượng này có 3 loại: nguyên phát, là loại dùng để chỉ phụ nữ không bao giờ có kinh; thứ phát dùng để chỉ phụ nữ mất kinh hơn một chu kỳ; và bình thường, dùng để chỉ phụ nữ dừng không hành kinh trong thời gian mang thai hay cho con bú. Vô kinh nguyên phát chủ yếu là do những rối loạn nội tiết của vùng đồi dưới và tuyến yên, hay những bất thường về gien của tử cung và buồng trứng. Hầu hết tất cả các phụ nữ đều đã từng trải qua vô kinh thứ phát, đó là do nguyên nhân thiếu ăn, rối loạn trong việc ăn uống, các trạng thái tình cảm cực đoan, luyện tập quá mức, thiếu hụt hooc môn, hay bệnh tật. Việc chữa trị vô kinh thứ phát liên quan đến nhận biết và điều trị những nguyên nhân ẩn dưới, và nó có thể bao gồm cả liệu pháp hooc môn.
Chứng thống kinh.
Từ thuật ngữ dùng để chỉ những đau đớn hay khó khăn khi có kinh được gọi là chứng thống kinh. Các triệu chứng đặc trưng là chuột rút, đau đầu, buồn nôn, táo bón và đái rắt. Thống kinh nguyên phát là hiện tượng đau bụng kinh do sự tăng cao bất thường của hooc môn prostaglandins, hay các chất gây ra sự co thắt tử cung. Dạng thống kinh này thường được điều trị bằng thuốc nhằm ngăn cản sự sản sinh hooc môn prostaglandin, chẳng hạn như ibuprofen. Thống kinh thứ phát là hiện tượng đau bụng kinh liên quan đến một số dạng bệnh lý ở khung xương chậu.
Lạc nội mạc tử cung.
Một nguyên nhân thường thấy gây thống kinh thứ phát là lạc nội mạc tử cung, hay sự phát triển của mô màng trong tử cung ra ngoài tử cung, chẳng hạn như phát triển trong buồng trứng, vòi fallope, hay ở thành bụng. Có khoảng từ 4 đến 10 triệu phụ nữ Mỹ bị lạc nội mạc tử cung. Giống với mô màng trong tử cung ở trong tử cung, mô nằm ngoài tử cung này phát triển và bong ra ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Nó có thể gây ra những cơn đau đớn dữ dội trong suốt thời gian rụng trứng, hành kinh và khi sinh hoạt tình dục. Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể gây sảy thai và vô sinh. Điều trị bệnh này đòi hỏi cần phải sử dụng liệu pháp hooc môn hay loại bỏ những mô phát triển ngoài tử cung bằng phẫu thuật.
Hội chứng tiền kinh nguyệt.
Những phụ nữ mắc Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS, hay rối loạn gây khó chịu tiền kinh nguyệt) là những người có các triệu chứng rối loạn liên quan đến tình cảm, hành vi, và cơ thể trước, đôi khi là trong, thời kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng của PMS có thể rất đa dạng từ hơi khó chịu cho đến không thể làm nổi việc gì. Ở những trường hợp nghiêm trọng, PMS hạn chế khả năng làm việc hay thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ từ hai hay ba tuần trong một tháng. Ước tính có khoảng 75% phụ nữ ít nhất đã từng chịu các triệu chứng PMS, tuy nhiên chỉ có số lượng rất ít những phụ nữ này - có lẽ ít hơn 10% - phải chịu các triệu chứng PMS ở mức độ nghiêm trọng đến nỗi nó làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày của họ.
Đến nay, các nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên các chuyên gian nghi ngờ rằng sự thiếu hụt hooc môn, rối loạn lượng đường trong máu, giữ dịch và/hay các yếu tố tâm lý có thể đóng vai trò trong việc gây ra PMS. Có nhiều cách chữa trị hội chứng này, tuỳ thuộc vào từng cá nhân, nhưng nhìn chung việc chữa trị PMS thường liên quan đến việc cố gắng làm giảm các triệu chứng gây khó chịu. Phụ thuộc vào tình trạng của từng người, bác sỹ điều trị có thể hướng dẫn bệnh nhân ăn kiêng hay thay đổi lối sống, tập thể dục nhiều hơn, hoặc uống thuốc. Những trường hợp nặng của PMS thường phải kết hợp điều trị bằng liệu pháp hooc môn, tư vấn, hỗ trợ nhóm và giáo dục.
Hội chứng Sốc do Nhiễm độc.
Nguyên nhân là do các độc tố từ vi khuẩn hình cầu, hội chứng sốc do nhiễm độc (toxic shock syndrome) (TSS) là bệnh chủ yếu tác động đến những phụ nữ sử dụng băng vệ sinh siêu thấm hay sử dụng các phương pháp tránh thai không đúng cách (ví dụ để màng chắn hay mũ chụp cổ trong âm hộ nhằm kéo dài thời gian). Làm như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khuẩn cầu sinh sôi nảy nở và lan nhanh đến cổ tử cung, vòi fallope. Những độc tố được giải phóng sau đó sẽ thâm nhập vào máu và nhanh chóng chế ngự hệ thống bảo vệ của cơ thể.
Các triệu chứng của TSS bao gồm hạ huyết áp, đau đầu, sốt cao, đau họng, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, sưng rát âm đạo, mệt, ngất xỉu, chức năng gan và thận bị suy yếu. Trường hợp nặng của TSS có thể dẫn đến tử vong. Để tránh TSS, phụ nữ nên sử dụng các loại băng vệ sinh thông thường, phải thay băng vệ sinh ít nhất là từ 4 đến 8 tiếng một lần trong thời gian hành kinh. Điều thú vị là không phải tất cả các trường hợp TSS đều xuất hiện ở những phụ nữ có kinh mà TSS cũng có thể tấn công nam giới và trẻ nhỏ.
Như vậy chu kỳ kinh nguyệt giống như tấm gương phản chiếu sức khỏe phụ khoa của phụ nữ vậy. Do đó, nếu thấy những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt phải đặc biệt chú ý này, chị em phụ nữ phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bài liên quan
Tư vấn theo chủ đề.
Những dấu hiệu dọa sẩy thai và cách xử trí
Thiếu máu khi mang thai phải làm gì để khắc phục?
Bị ra dịch màu nâu khi mang thai 6 tuần có nguy hiểm không?
Dùng thuốc tránh thai hàng ngày vào giữa kỳ kinh có tác dụng không?
Quan hệ ngoài và chưa xuất tinh, có thai được không?
Uống thuốc Panadol sau khi dùng thuốc khẩn cấp có làm giảm tác dụng tránh thai?
Dương vật cương cứng nhưng không lột được qui đầu, làm sao để khắc phục?
Quan hệ tình dục bằng tay có thai không?
Xuất hiện cục thịt màu hồng ở cửa mình là bệnh gì?
Cứ tiết dịch nhờn xong là "cậu nhỏ' không cương được nữa?
Các bất thường về kinh nguyệt tuổi dậy thì
Thử thai lên 2 vạch mà siêu âm nội mạc lại dày thì có thai không?
Sau bao lâu xét nghiệm HIV thì "chốt" được kết quả?
Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày đúng cách?
Sau kinh nguyệt bao lâu quan hệ thì không mang thai?
Sẩy thai có phải do dùng thuốc tránh thai khẩn cấp từ 4 năm trước?
Thai 8 tuần chưa có noãn hoàng và phôi thai có phải ngừng phát triển?
Tinh trùng có thể bơi qua quần lót để thụ thai?
"Cọ xát" 2 bộ phận sinh dục với nhau có sao không?
Nguy cơ lây nhiễm HIV khi sử dụng chung bàn chải đánh răng với anh trai
Ra máu và đau bụng sau khi sảy thai có phải kinh nguyệt trở lại?
Chưa có kinh sau khi sinh thì có thai không?
Quan hệ xuất tinh ngoài vào thời điểm rụng trứng có thai không?
Tinh dịch chẩy ra sau khi xem phim đen, có sao không?
Thời gian tồn tại của tinh trùng ở các môi trường khác nhau.
Ngứa rát ngay bên ngoài vùng kín, nguyên nhân do đâu?
Ra nhiều máu cục sau khi hút thai 1 tháng, có nguy hiểm không?
Mọc mụn li ti ở rãnh quy đầu có phải em bị sùi mào gà không?
Cứ là họ hàng dù bao nhiêu đời lấy nhau cũng là "loạn luân"?
Tác dụng thuốc tránh thai khẩn cấp kéo dài bao lâu?
Quan hệ cọ xát bên ngoài có thai được không?
Mới "cho vào" một ít thì có rách màng trinh không?
Chậm kinh 2 tháng mà que thử chỉ 1 vạch?
Dấu hiệu sắp có kinh và có thai như thế nào?
Chưa xuất tinh có thể mang thai không?
Dính chất nhờn ở tay, chạm vào vùng kín có thai không?
Ra dịch nhầy kèm theo máu sau sạch kinh 2 tuần là sao
Gần 6 tháng test nhanh HIV đã cho kết quả chính xác chưa?
Quan hệ xong hôm sau có kinh liệu còn có thai được không?
Kết quả tinh dịch đồ như thế nào là bình thường?
Có được dùng thuốc điều kinh cùng collagen và sữa ong chúa?
Quan hệ vào ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt thì có thai được không?
Uống thuốc khẩn cấp bị nôn có phải uống bù không?
Khi tinh trùng ít Acrosome.
Phương pháp xét nghiệm HIV và giang mai vào thời điểm 1 tháng?
Cứ quan hệ xong là bị đi tiểu buốt?
Thời điểm uống thuốc tránh thai hàng ngày và thời gian quan hệ?
Vùng kín nổi "cục cứng" bất thường?
Uống thuốc khẩn cấp nê có kinh sớm hơn bình thường?
Chất nhầy dương vật có gây mang thai được không?
Lo lắng khi có cục u ở gần hậu môn.
HIV được tạo thành từ đâu và do nguyên nhân gì?