Thủy đậu ở trẻ.
Triệu chứng bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậy trải qua 4 thời kỳ:
Thời kỳ ủ bệnh: trung bình từ 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Nếu trẻ miễn dịch kém thì thời kỳ này có thể ngắn hơn.
Thời kỳ khởi phát (1-2 ngày): Trẻ sốt kèm theo mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu và phát ban (tiền thân của bóng nước) là những hồng ban nổi trên nền da bình thường.
Thời kỳ toàn phát: giảm sốt, nổi bóng nước trên da màu hồng trước đó, sau đó các nốt phỏng xuất hiện ở da đầu, mặt, lan xuống thân và tay chân với số lượng nhiều ít khác nhau tùy từng cơ thể.
Thời kỳ hồi phục: sau khoảng 1 tuần, hầu hết các bóng nước đóng vảy, đa số không để lại sẹo trừ các bóng nước bị bội nhiễm.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Sự lây nhiễm
Bệnh truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thủy đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của người nhiễm bệnh (khi ho, hắt hơi, nói chuyện…).
Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.
Bệnh thủy đậu có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi lên).
Biến chứng
Mặc dù đây là một bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng rất nghiêm trọng.
Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Biến chứng nặng như tổn thương thần kinh trung ương bao gồm: viêm não (nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức), tổn thương thần kinh (liệt thần kinh) và Hội chứng Reye (kết hợp tổn thương gan và não), viêm phổi là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Sau khi trẻ đã khỏi bệnh, siêu vi thủy đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinhdưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20, hay 30 năm sau, khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra san thương của bệnh Zona, dân gian còn gọi là giời leo.
Điều trị
Làm sạch da và vệ sinh thân thể: tắm thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng trung tính sẽ bớt ngứa. Ngoài ra, có thể bôi lên da các dung dịch làm dịu và làm ẩm như dung dịch calamine. Nên cắt sát móng tay cho trẻ để tránh tổn thương da do gãi và đề phòng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát.
Điều trị triệu chứng: Ngứa là triệu chứng gặp ở hầu hết trẻ bị thủy đậu. Thuốc có thể dùng là các thuốc kháng Histamin như: chlopheniramin, loratadine…. Ngoài ra dùng các thuốc bôi tại chỗ như hồ nước và xanh methylen cũng có hiệu quả. Khi trẻ đau và sốt cao, có thể dùng acetaminophen, không sử dụng aspirin vì có thể gây Hội chứng Reye.
Điều trị bằng thuốc kháng virut: Thuốc kháng virut chỉ dùng trong trường hợp bệnh nặng, phòng biến chứng viêm phổi thủy đậu, biến chứng nội tạng hoặc bệnh nhân có suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, sau phẫu thuật…
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Phòng bệnh
Vaccine chống thủy đậu có hiệu quả bảo vệ cao và lâu bền, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.
- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu và thường là không bị biến chứng.
Khi trong gia đình, trường lớp có người bị mắc bệnh thì cần cách ly bệnh nhên 7-10 ngày để tránh lây lan cho cộng đồng. Nếu trẻ ở độ tuổi đi học, khi mắc bệnh phải nghỉ học để tránh lây bệnh cho các trẻ cùng lớp
Thủy đậu là một bệnh thường gặp ở trẻ em, bệnh tương đối lành tính, tuy nhiên có thể để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tiêm vaccin phòng thủy đậu ở trẻ nhỏ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, an toàn và lâu bền nhất. Khi trẻ có những biểu hiện của bệnh, cần đưa trẻ tới chuyên khoa Nhi hoặc chuyên khoa Da liễu để được điều trị và tránh biến chứng.
Bài liên quan
Tư vấn theo chủ đề.
Tiết dịch núm vú
Có kinh sớm hơn 1 tuần có thể là có thai?
Tại sao mỗi lần "cậu nhỏ chào cờ" đều gây đau đớn?
Uống thuốc tránh thai 2 lần liên tục có đảm bảo hiệu quả tránh thai?
Bị ra máu sau khi xoắn polyp cổ tử cung có phải bất thường?
Đau đầu vú là biểu hiện của bệnh gì?
Kinh nguyệt vừa sạch 1 tuần lại có là sao
Ra chất nhầy nâu giống như có kinh là bị sao?
Túi ối kích thước 4mm khi thai được 4 tuần, có sao không?
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp sau 2 ngày liệu có "an toàn"?
Tại sao 18 tuổi và đầu "nhũ hoa" vẫn không nổi lên được?
Chó cắn không chảy máu có lo bị dại hay không?
Nổi cục ở vùng kín nam giới là bệnh gì?
Bé bị nổi hạch sau khi sốt thì có cần đi khám ngay?
"Cục chàm" ở vú thì bao lâu nó hết?
Ngày nào cũng "quay tay" nên cạn tinh dịch?
Những dấu hiệu dọa sẩy thai và cách xử trí
Thiếu máu khi mang thai phải làm gì để khắc phục?
Bị ra dịch màu nâu khi mang thai 6 tuần có nguy hiểm không?
Dùng thuốc tránh thai hàng ngày vào giữa kỳ kinh có tác dụng không?
Quan hệ ngoài và chưa xuất tinh, có thai được không?
Uống thuốc Panadol sau khi dùng thuốc khẩn cấp có làm giảm tác dụng tránh thai?
Dương vật cương cứng nhưng không lột được qui đầu, làm sao để khắc phục?
Quan hệ tình dục bằng tay có thai không?
Xuất hiện cục thịt màu hồng ở cửa mình là bệnh gì?
Cứ tiết dịch nhờn xong là "cậu nhỏ' không cương được nữa?
Các bất thường về kinh nguyệt tuổi dậy thì
Thử thai lên 2 vạch mà siêu âm nội mạc lại dày thì có thai không?
Sau bao lâu xét nghiệm HIV thì "chốt" được kết quả?
Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày đúng cách?
Sau kinh nguyệt bao lâu quan hệ thì không mang thai?
Sẩy thai có phải do dùng thuốc tránh thai khẩn cấp từ 4 năm trước?
Thai 8 tuần chưa có noãn hoàng và phôi thai có phải ngừng phát triển?
Tinh trùng có thể bơi qua quần lót để thụ thai?
"Cọ xát" 2 bộ phận sinh dục với nhau có sao không?
Nguy cơ lây nhiễm HIV khi sử dụng chung bàn chải đánh răng với anh trai
Ra máu và đau bụng sau khi sảy thai có phải kinh nguyệt trở lại?
Chưa có kinh sau khi sinh thì có thai không?
Quan hệ xuất tinh ngoài vào thời điểm rụng trứng có thai không?
Tinh dịch chẩy ra sau khi xem phim đen, có sao không?
Thời gian tồn tại của tinh trùng ở các môi trường khác nhau.
Ngứa rát ngay bên ngoài vùng kín, nguyên nhân do đâu?
Ra nhiều máu cục sau khi hút thai 1 tháng, có nguy hiểm không?
Mọc mụn li ti ở rãnh quy đầu có phải em bị sùi mào gà không?
Cứ là họ hàng dù bao nhiêu đời lấy nhau cũng là "loạn luân"?
Tác dụng thuốc tránh thai khẩn cấp kéo dài bao lâu?
Quan hệ cọ xát bên ngoài có thai được không?
Mới "cho vào" một ít thì có rách màng trinh không?