Gọi 19006802
Tư vấn trực tiếp:Tâm lý - Tình yêu - Hôn nhân - Giới tính - Mang thai - Trẻ em - Sức khỏe sinh sản - HIV - Bệnh XH
Ảnh minh họa (Ảnh: Người lao động)
Đối với các bệnh xã hội có hai con đường lây từ người này sang người khác: Trực tiếp và gián tiếp.
Con đường trực tiếp như quan hệ tình dục không an toàn, lây tiếp xúc trực tiếp vùng da với da (vùng da của người bị bệnh với vùng da người không bị bệnh), qua đường máu và từ mẹ sang con khi đang trong thời kỳ mang thai.
Con đường lây gián tiếp là tiếp xúc với đồ dùng mang mầm bệnh.
Đối với trường hợp mặc chung quần lót thì vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh, đặc biệt là các bệnh có dịch, mủ, nước... Tùy theo từng tác nhân gây bệnh do vi rút hay vi khuẩn. Vi rút gây bệnh thì sẽ chịu tác động của ngoại cảnh kém hơn. Chẳng hạn như HIV, khi gặp ánh nắng mặt trời thì virut này sẽ chết ngay. Hoặc trong vết máu khô thì khả năng tồn tại của vi rút HIV rất thấp. Còn những bệnh do vi khuẩn thì cũng tùy vào thời gian và môi trường sống.
Những người bị bệnh mắc HIV, bệnh lậu, mụn rộp sinh dục... thường có mủ, dịch. Khi vừa quan hệ xong nhưng chưa giặt quần lót, và nó vẫn dính dịch, máu tươi, mủ bệnh thì bạn không nên mặc chung quần lót. Nếu mà bạn mặc ngay quần lót đó của người tình bị bệnh còn dính mủ, dịch của người bệnh thì khả năng lây bệnh rất cao.
Ngoài các bệnh xã hội như lậu, mụn rộp sinh dục... thì việc mặc chung quần lót cũng có nguy cơ lây một số loại bệnh do nấm. Một số loại nấm, vi khuẩn có thể sống trong môi trường ẩm ướt. Nếu đồ lót không được gặt sạch, phơi khô, bạn mặc khi còn bị ẩm ướt thì nguy cơ tiền ẩn bệnh nấm cũng rất cao. Vì vậy bạn không nên giữ thói quen mặc chung đồ lót với bạn tình, và chú ý đến việc vệ sinh quần áo.
Hình minh họa (Ảnh: Zing)
Hiện nay, đã có rất nhiều khuyến cáo không nên dùng chung đồ dùng, kể cả khăn mặt hay bàn chải đánh răng vì việc dùng dung này là con đường rất dễ lây một số loại bệnh.