Vai trò của sắt đối với thai phụ
Vai trò của sắt trong thời kỳ mang thai
Trong thời kỳ thể tích máu của người mẹ tăng 50%. Sắt cần thiết để tạo hemoglobin mà hemoglobin mang ôxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi.
Chất sắt không thể thiếu trong quá trình phát triển thai nhi, đây là chất quan trọng để sinh ra máu. Người phụ nữ mang thai cần phải dự trữ một lượng máu cần thiết để đáp ứng sự phát triển của thai nhi và lượng máu mất đi sau khi sinh. Hơn nữa thai nhi cũng cần một lượng sắt dự trữ để sử dụng sau khi ra đời 6 tháng.
Nhu cầu chất sắt cần thiết cho người mang thai ở từng giai đoạn là khác nhau. Thời kỳ từ 3 tháng đến 6 tháng và thời kỳ cuối từ 6 tháng đến khi sinh, nhu cầu sắt tăng lên rõ rệt. Thời kỳ thai nghén số lượng sắt cần là 500 – 600mg nhưng riêng thời kỳ cuối, nhu cầu sắt là 3mg/ngày.
Sắt có vai trò quan trọng đối với cả thai phụ và thai nhi
Sắt còn bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn vì sắt cũng là thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, sắt giúp biến đổi beta caroten thành vitamin A, giúp tạo ra colagen (chất này gắn kết các mô cơ thể lại với nhau).
Hậu quả của việc thiếu sắt khi mang thai
Nếu người phụ nữ thiếu chất sắt khi mang thai có tác hại rất lớn đến sự phát triển của thai nhi và cả người mẹ.
- Đối với thai nhi: Dễ đẻ non, dị tật thai nhi, đứa trẻ sinh ra cân nhẹ. Ngoài ra, thiếu sắt còn ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực và trí lực sau này của trẻ, cũng như ảnh hưởng đến chỉ số thông minh ( IQ) của trẻ.
- Đối với người mẹ: Có thể dẫn đến sẩy thai hoặc ra máu nhiều sau khi sinh. Tỉ lệ tử vong cao. Phụ nữ mang thai thiếu máu thường có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, khó thở, rất dễ xảy ra tai biến rủi ro khi đẻ.
Tỷ lệ mắc các bệnh lý nhiễm trùng và tỷ lệ băng huyết, đẻ non có thể có nguy cơ tử vong ở cả mẹ lẫn con.
Bổ sung sắt như thế nào là đúng và hợp lý
Để tránh và phòng ngừa những tai biến có thể xảy ra, thai phụ cần phải có một chế độ ăn uống giàu chất sắt. Các loại thức ăn chứa nhiều chất sắt là gan, tim, bầu dục, thịt nạc, thịt bò, trứng, rong biển, đậu nành, mộc nhĩ đen.
Uống vitamin dành cho phụ nữ mang thai và có một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều loại thực phẩm giàu chất sắt. Thịt đỏ là lựa chọn tốt nhất, mặc dù gia cầm, các loại thịt khác, và đồ biển cũng là các nguồn sắt rất tốt. Một số thực phẩm không phải động vật có hàm lượng sắt cao bao gồm đỗ, đậu lăng, đậu phụ, nho khô, chà là, mận đỏ, sung, mơ, khoai tây, bông cải xanh, củ cải, rau lá xanh, bột yến mạch... Lưu ý rằng cơ thể bạn hấp thụ chất sắt từ các nguồn động vật (sắt dạng hem) dễ dàng hơn nhiều so với sắt từ các nguồn không phải động vật (sắt không ở dạng hem).
Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt. Vitamin C có nhiều trong rau, hoa quả, và nên ăn cùng lúc với các thực phẩm chứa chất sắt. Người phụ nữ khi mang thai cần ăn rau quả tươi để tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt nhờ lượng vitamin C có trong hoa quả tươi.
Mỗi ngày nên ăn từ 300 – 500g rau quả tươi để đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A, C và B1.
Hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa bởi vì các sản phẩm từ sữa ngăn chặn sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm, đặc biệt là đối với phụ nữ. Caffeine cũng kìm hãm sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm. Không uống trà, cà phê, coca trong bữa ăn và chỉ uống sau ăn 2 tiếng.
Khi có thai từ tháng thứ 6 đến khi sinh nên uống viên sắt và axit polic, uống ngày 2 viên sau bữa ăn. Uống 3 tháng cuối là 90 ngày = 180 viên.
Lưu ý
Viên sắt dễ hút ẩm nên rất khó bảo quản, và có mùi tanh nên khi uống hay nôn nao khó chịu. Có người uống bị táo bón, tiêu chảy, đau bụng. Do đó nhiều người không uống đủ liều nên không có tác dụng. Uống viên sắt có tác dụng rất tốt, góp phần đặc biệt quan trọng cho sức khỏe và trọng lượng của đứa trẻ khi ra đời. Đồng thời có lợi cho sức khỏe người phụ nữ trong thời kỳ mang thai.