Những yếu tố tác động đến sự thụ thai
Cần tìm ra nguyên nhân dẫn tới việc khó thụ thai. Ảnh minh họa
Yếu tố sức khỏe
Do bệnh lý người vợ:
- Lộ tuyến cổ tử cung: Đây là chứng bệnh thường gặp trong lứa tuổi sinh đẻ. Nhìn bằng mắt thường thì lộ tuyến cổ tử cung giống như viêm cổ tử cung với các dấu hiệu âm đạo đỏ, sần sùi, tiết nhiều dịch có mùi hôi.
- Tắc ống dẫn trứng: Biểu hiện là trứng đã rụng nhưng bị tắc lại trong ống dẫn trứng nên không thể thụ tinh như bình thường được. Nguyên nhân có thể do mất cân bằng hormone. Trường hợp này có thể được chữa trị bằng thuốc hay phẫu thuật.
- Viêm nhiễm phụ khoa: Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc khó thụ thai, viêm nhiễm có thể xuất hiện khi chị em vệ sinh không sạch sẽ, nạo hút thai…
- Phụ nữ quá gầy: Phụ nữ gầy có nồng độ hormon tình dục estrogen thấp hơn do vậy khó thụ thai hơn.
- Mắc một số bệnh nội khoa: Tiểu đường, cường giáp, suy giáp, buồng trứng đa nang, rối loạn kinh nguyệt… cũng gây sự khó thụ thai ở người nữ.
- Phụ nữ lớn tuổi: Khả năng thụ thai giảm dần theo tuổi tác. Phụ nữ trên 35 tuổi khó thụ thai hơn những người dưới độ tuổi này.
Do bệnh lý người chồng:
- Chất lượng tinh trùng kém: Nguyên nhân do di truyền; thói quen sinh hoạt xấu như uống rượu, hút thuốc lá, căng thẳng, stress; sử dụng một số loại thuốc hóa học; sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại…
- Tuổi tác: Tuổi tác là một trong những chướng ngại lớn nhất đối với các cặp vợ chồng muốn có con. Không chỉ phụ nữ nhiều tuổi bị hạn chế khả năng sinh sản mà đối với nam giới, khi tuổi càng cao, thì số lượng và chất lượng tinh trùng càng bị giảm sút, do đó, tỉ lệ thụ thai cũng thấp
Yếu tố tâm lý
Căng thẳng về thể chất và tinh thần: Stress không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, thần kinh suy nhược mà còn tác động đến sự sản sinh tinh trùng ở nam giới. Các chuyên gia khuyên rằng, trong thời gian bị stress, các cặp vợ chồng không nên lên kế hoạch có con. Thay vào đó, cần tìm cách giải toả stress càng sớm, càng tốt. Việc bố trí thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đóng vai trò quan trọng, giúp hồi phục sinh lực và tăng cường sức khỏe.
- Trong quá trình thụ thai, một phụ nữ bình thường nếu bị căng thẳng hoặc bị áp lực cũng đã khó thụ thai. Đối với người gặp vấn đề về đường sinh nở, những áp lực từ gia đình hoặc xã hội càng làm cho tâm lý nặng nề gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ thai.
Yếu tố dinh dưỡng
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, trong thời gian trước và ngay cả lúc mang bầu, chị em nên hạn chế những loại thực phẩm nhiều đường, chất béo, chất ngọt nhân tạo và đặc biệt là các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý cho sức khỏe hai vợ chồng. Ảnh minh họa
- Về đồ uống: Hạn chế sử dụng rượu, đồ uống như nước ngọt, nước sô-đa, cola, trà đen, thuốc giảm đau, sô-cô-la, cà phê… có chứa caffeine. Uống các thức uống chứa caffeine này hàng ngày sẽ làm giảm khả năng sinh sản của bạn và làm giảm cơ hội mang thai của bạn. Nếu bạn tiêu thụ số lượng lớn các loại đồ uống này, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thụ thai tới cả năm. “Đối tác” của bạn cũng nên giảm tiêu thụ lượng đồ uống nay bởi nó làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng của họ.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế dùng đậu nành và các sản phẩm từ đậu, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một lượng lớn protein có trong đậu nành có thể gây ức chế khả năng sinh sản.
- Về đồ ăn: Không nên ăn thực phẩm tái sống. Ăn các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, pho mát… tái, sống sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc các loại vi khuẩn gây bệnh. Những loại vi khuẩn này không chỉ ảnh hưởng xấu đến chính cơ thể bạn mà còn mảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi sau này.
Thêm vào đó, bạn cần tránh xa thực phẩm chưa tiệt trùng: Tốt nhất lựa chọn các thực phẩm tươi sạch, tự nhiên; tránh sử dụng các thực phẩm có chất bảo quản, chất tạo màu và nhiều năng lượng. Trước khi ăn nên rửa sạch và gọt vỏ hoa quả để phòng các loại thuốc bảo vệ thực vật.