Trẻ chậm đi ngoài, quấy khóc có phải bất thường không?
Thưa bác sĩ. Con cháu được 2,5 tháng. Cháu bú mẹ hoàn toàn. Cháu khoảng 4,5 ngày mới đi ngoài 1 lần. Cháu rất hay quấy khóc và bú rất ít ( ngày 2-3 lần/ ngày). Khi cháu khóc mẹ cho bú thì bé lại khóc to hơn. Bụng bé không bị cứng. Sau mỗi lần đi ngoài được thì bé lại ăn ngủ tốt và ít khóc. Nhưng cứ sau 1 ngày không đi ngoài bé lại quấy khóc và không bú. Bác sĩ cho cháu hỏi con cháu bị làm sao ạ. Cháu sau sinh bị táo bón có ảnh hưởng gì đến bé không ạ.
Chào cháu.
Trẻ sơ sinh nhất là khi trẻ dưới 6 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện nên giai đoạn này trẻ đi ngoài cũng chưa thể ổn định được. Trẻ sơ sinh khoảng 2 tháng tuổi thì có những trẻ ngày đi ngoài 2-3 lần nhưng cũng có trẻ 2-3 ngày mới đi 1 lần, nhưng tính chất phân vẫn có mùi thối, màu vàng, không có bọt, không chua, thì vẫn được coi là hiện tượng bình thường. Số lần đi ngoài còn phụ thuộc vào nhu cầu bé ăn có đủ no không, số bữa ăn trong ngày, trẻ bú mẹ hay uống sữa công thức…
Con cháu được 2,5 tháng. Cháu bú mẹ hoàn toàn. Cháu khoảng 4,5 ngày mới đi ngoài 1 lần. Cháu rất hay quấy khóc và bú rất ít ( ngày 2-3 lần/ ngày). Khi cháu khóc mẹ cho bú thì bé lại khóc to hơn. Bụng bé không bị cứng. Sau mỗi lần đi ngoài được thì bé lại ăn ngủ tốt và ít khóc. Nhưng cứ sau 1 ngày không đi ngoài bé lại quấy khóc và không bú. Không biết phân của bé như thế nào, có vón hòn hay không? Mẹ bị táo bón cũng rất có thể con bú sữa mẹ nên cũng bị ảnh hưởng. Trường hợp của bé nhà cháu có thể bé bị táo bón nên khi bé chưa đi ngoài được bé bị khó chịu nên quấy khóc.
Nếu bé 3-4 ngày chưa đi ngoài được thì em có thể cho bé đến bệnh viện kiểm tra cũng như có giải pháp khắc phục cho bé, em nên cho bé bú nhiều hơn, cả ban đêm cũng tăng cường cho bé bú, đồng thời mẹ cũng bổ sung nhiều rau xanh ăn thêm hoa quả đồ mát để bé bú sữa, masage bụng hàng ngày cho bé để theo khung đại tràng để tăng cường khả năng tiêu hóa.
Bé bú quấy khóc có thể do mẹ ít sữa không đủ cho bé bú, hoặc trong miệng bé bị đau như nhiệt miệng, nhiệt lưỡi, tưa lưỡi. Cháu theo dõi và vệ sinh khoang miệng lưỡi cho bé, quấn gạc vào ngón tay đánh tưa lưỡi cho bé hàng ngày. Theo dõi 1 thời gian bé không cải thiện hoặc có gì bất thường thì cho bé đi khám bác sỹ chuyên khoa nhi cháu nhé.
Chúc bé hay ăn chóng lớn!