Nguy cơ lây nhiễm HIV khi đi lấy máu xét nghiệm?
Em chào bác sĩ ạ. Nguy cơ của em như sau:
Em có đi xét nghiệm sán chó tại phòng xét nghiệm tư nhân. Sau khi lấy máu xong y tá dùng pank gấp bông gòn khô đè lên chỗ lấy máu nhưng thao tác rất vụng về làm cái pen chạm trực tiếp vào chỗ lấy máu của em. Cho em hỏi nếu cái pank đó có dính máu của người xét nghiệm trước có HIV có lây cho em không ạ.
Vì em nghi cái pen đó gấp bông gòn khô không có cồn nên không diệt được virus HIV. Rõ ràng cái pank đó chạm vào vết lấy máu của em và đã dính máu của em, nếu em có HIV thì có lây cho người khác khi y tá làm cái pen gấp bông gòn chạm vào vết lấy máu của những người khác không ạ. Xin bác sĩ tư vấn giúp em. Em có cần đi xét nghiệm HIV không ạ. Em cảm ơn anh nhiều ạ!
Chào em!
Trong trường hợp của em, nếu máu của người làm xét nghiệm trước có dính vào pank gắp bông, chỗ máu đó lại tiếp xúc với vị trí em vừa lấy máu thì nguy cơ bị lây nhiễm HIV là có. Nhưng nếu vị trí dính máu trên pank không tiếp xúc với vị trí em vừa lấy máu thì khả năng lây nhiễm của em sẽ không có.
Nếu cái pank đó dính vào máu của người có nguy cơ lây nhiễm HIV rồi thì khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc với vết thương hở của những bệnh nhân khác là có khả năng. Nếu người y tá đó biết pank đó bị dính máu của bệnh nhân HIV thì người ta sẽ ngâm chiếc pank đó vào dung dịch tiệt trùng rồi mang đi khử khuẩn, sấy hấp rồi mới sử dụng lại. Thông thường dụng cụ y tế sau khi dùng sẽ được mang đi khử khuẩn và tiệt trùng khi hết ngày nhưng đối với những vật dụng đã tiếp xúc với máu, dịch tiết của người có nguy cơ lây nhiễm cao thì họ sẽ mang đi khử khuẩn ngay, không dùng lại nữa. Có thể trong tình huống của em, cô y tá đó không biết chiếc pank đó đã bị dính máu của bệnh nhân HIV nên vẫn tiếp tục sử dụng hoặc chức năng kiểm soát nhiễm khuẩn của nơi em làm xét nghiệm vẫn còn thấp.
Hiện tôi cũng không đánh giá được rõ ràng được nguy cơ lây nhiễm của em vì không biết chắc máu của người trước có tiếp xúc trực tiếp với vị trí vết thương hở của em không. Nếu chỗ dính máu trên chiếc pank đó tiếp xúc trực tiếp với vị trí tiêm của em thì em nên đến trung tâm y tế dự phòng hoặc các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh để các bác sỹ ở đó sẽ đưa ra y lệnh dùng thuốc kháng sinh ARV kháng Virus HIV cho mình. Khoảng 3 tuần sau khi có hành vi nguy cơ, em hãy đến bệnh viện làm phương pháp combo tìm virus trên cả kháng nguyên và kháng thể để biết rằng mình có bị lây nhiễm hay không. Sau 6 tháng làm test nhanh thêm 1 lần nữa thì mới chắc chắn được bản thân mình có bị lây nhiễm HIV không em nhé.
Chúc em may mắn!