Sống trong "dằn vặt" vì nguy cơ lây nhiễm HIV từ bạn tình!!!
Em chào bác sĩ,
Em năm nay 20 tuổi và là đồng tính nam. Cuối tháng 10 em có quan hệ không bao cao su. Dạo gần đây, em hay bị nhức đầu, trán nóng kéo dài, ngoài ra không bị gì cả, phải thoa dầu mới hết. Sau 27 ngày, em có đi xét nghiệm HIV combo Ag/Ab thì kết quả âm tính. Nhưng sau khi quan hệ không bao thì 14 ngày sau em và bạn đó có quan hệ bằng miệng qua lại, không qh. Vậy là lần cuối có nguy cơ tính từ lần "bằng miệng" phải không ạ? Sau lần qh kia đủ 1 tháng em sẽ đi xét nghiệm lại vẫn còn 3 tháng, 6 tháng nữa. Em và bạn ấy thì đều là lần đầu qh cả nên em hơi lo. Ngay sau lần qh đó thì như em nói, em có đi xét nghiệm mặc dù ai nói đủ 3 tháng hay 6 tháng mới chính xác. Nhưng họ không biết là em sống trong lo sợ, thiếu tự tin, chẳng muốn giao tiếp với ai, không có động lực làm gì cả. Thậm chí em bỏ ăn uống luôn, lo lắng ngày đêm lên mạng đọc về HIV. Em mặc cảm với bản thân, em dằn vặt lắm. Cơn nhức đầu thì ít, mới đây em bị ho có thể do ăn đá, uống lạnh và thời tiết ở đây, quanh em ai cũng bị cảm. Mong bác sĩ giải đáp giúp em với ạ.
Em xin cảm ơn bác sĩ ạ.

Chào em,
Nếu như đã tìm hiểu các thông tin liên quan đến HIV thì em sẽ biết được đây là một loại virus gây nên sự suy giảm hệ miễn dịch cơ thể và đến nay chưa có thuốc điều trị khỏi. HIV có mặt trong máu và trong dịch tiết cơ thể. Tuy nhiên chỉ có máu, sữa, dịch âm đ.ạ.o, tinh dịch có vai trò lây nhiễm HIV. Mọi người có thể nhiễm Virus HIV qua 3 đường sau đây: đường t.ì.n.h d.ụ.c không an toàn, qua đường máu và từ mẹ sang con.Với đường t.ì.n.h d.ụ.c thì mọi hình thức quan hệ như dv-â.đ, dv-hậu môn, qh bằng miệng đều là đường lây truyền của HIV. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc cứ có quan hệ là bị nhiễm HIV. Việc lây nhiễm HIV qua đường t.ì.n.h d.ụ.c chỉ xảy ra khi em có quan hệ với người bị nhiễm HIV. Trong thư em có nói rằng em và bạn tình đều là lần đầu qh, với trường hợp này nguy cơ lây nhiễm HIV là rất thấp, gần như là không có.
HIV có một giai đoạn có thể cho ra kết quả âm tính giả mặc dù cơ thể bị nhiễm HIV, giai đoạn này được gọi là "thời kỳ cửa sổ". Giai đoạn này kéo dài trong khoảng trong vòng 3 - 6 tháng. Chính vì vậy, các xét nghiệm sau 3 tháng và sau 6 tháng được coi là những xét nghiệm có tỷ lệ chính xác cao. Nếu sau nguy cơ khoảng hơn 6 tháng (12 tuần) kết quả xét nghiệm HIV vẫn âm tính thì có thể khẳng định là không bị lây nhiễm HIV.
Tâm lý lo lắng, lo sợ, bất an trong thời gian đợi chờ qua "thời kỳ cửa sổ" của HIVđược là một tình trạng rất thường gặp ở những người có hành vi nguy cơ nghi bị lây nhiễm HIV, không chỉ riêng em. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do sự tự tìm kiếm, đọc các thông tin trên mạng nhưng lại hiểu không đúng về những thông tin này, dẫn đến nhưng lo sợ và hoang mang không đáng có. Chẳng hạn như, rất nhiều người cho rằng khi có các triệu chứng như sốt, ho, nổi hạch, phát ban, viêm họng, đau mỏi cơ, có thể đau đầu, buồn nôn... là những dấu hiệu của bệnh HIV. Sau khi có hành vi nguy cơ mà xuất hiện những triệu chứng này là chắc chắn bị HIV. Nhưng thực ra các thông tin về triệu chứng của HIV trên mạng chỉ nhằm cảnh báo những người có hành vi nguy cơ với HIV nên đi xét nghiệm máu kiểm tra khi thấy xuất hiện các triệu chứng này. Chứ các triệu chứng đó không có tác dụng trong việc chẩn đoán HIV. Xét nghiệm máu HIV được coi là biện pháp duy nhất có thể khẳng định một người có thực sự bị nhiễm HIV hay khong. Bởi một người hoàn toàn có thể bị đau đầu, sốt, ho, phát ban,... ngay cả khi không bị HIV. Chúng tôi nghĩ vì em đọc quá nhiều thông tin về HIV trên mạng nên đã khiến cho tinh thần mình luôn ở trạng thái lo lắng, lo sợ, thiếu tự tin,...
Monh em luôn hạnh phúc và khỏe mạnh!